50 Câu Nói Hay Của Lão Tử Về Nhân Sinh Trong Đạo Đức Kinh

50 Câu Nói Hay Của Lão Tử Về Nhân Sinh Trong Đạo Đức Kinh

Lão Tử là một bậc tu đạo nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Quốc, những câu nói hay của Lão Tử giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy những chân chân lý trong cuộc sống, cách cư xử giữa người với người sao cho phải đạo làm người. Hãy cùng Công Ty TNHH Truyền Thông KM (KMMedia – Brand Your Way) tìm hiểu về Lão Tử và những câu nói hay mà ông đã để lại cho người đời nhé.

Lão Tử là ai?

Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, ông được xem là người viết Đạo Đức Kinh (道德經), được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖) – một trong ba tôn giáo (còn gọi là Tam giáo) có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa Trung Hoa.

  • Tên Lão Tử chữ Hán: 老子
  • Tên Lão Tử trong các văn bản phương Tây: Lao Tzu, Lao Tse, Laotze, Laotsu

Câu nói hay của Lão Tử trong cuộc sống

  1. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
  2. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.
  3. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
  4. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
  5. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
  6. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
  7. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
  8. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
  9. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
  10. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
  11. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
  12. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.
  13. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
  14. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
  15. Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.
  16. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng ham muốn chẳng dính vô được.
  17. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.
  18. Hễ còn có lòng ham muốn thì chỉ biết trước được cái hẹp hòi biểu hiện ra bên ngoài chứ không biết được cái vi diện sâu ở bên trong.
  19. Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
  20. Biết đủ là đủ, tức là đủ. Biết nhàn là nhàn tức là nhàn.
  21. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.
  22. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
  23. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
  24. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
  25. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân đi.
  26. Đạo mà nói ra được thì không còn là đạo bình thường nữa. Tên mà đặt ra được thì không còn là tên bình thường nữa.
  27. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.
  28. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn (công dụng) của mình.
  29. Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường sinh.
  30. Biết người là khôn, biết mình là sáng.
  31. Cho nên người hay là thầy kẻ dở. Kẻ dở giúp người hay. Không quí người hay, không yêu kẻ dở, dẫu là bậc trí, cũng mê lầm. Sự mầu nhiệm cốt yếu là ở chỗ đó.
  32. Cho nên, lấy thân mà xét thân, lấy nhà mà xét nhà, lấy làng mà xét làng, lấy nước mà xét nước, lấy thiên hạ mà xét thiên hạ. Ta làm thế nào mà biết thiên hạ ? Bằng cách trên.
  33. Dùng sự mềm dẻo đánh thắng cái mạnh.
  34. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.
  35. Thận trọng từ đầu đến cuối, việc sẽ không bị hư.
  36. Đạo trời lợi mà không hại. Đạo thánh nhân làm mà không tranh.
  37. Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa đang rình rập.
  38. Dân không nể phục uy danh, chí lớn.
  39. Cho nên thánh nhân biết mình, và không cầu người biết, yêu mình mà không cần người trọng. Cho nên bỏ cái kia giữ cái này.
  40. Khi dân không sợ chết, làm sao lấy cái chết làm cho họ sợ được.
  41. Khoan từ nên mới hùng dũng. Tiết kiệm nên mới rộng rãi. Không dám đứng trước người, nên mới được hiển dương.
  42. Xưa, kẻ khéo thi hành đạo thì không dạy cho dân trở nên xảo trá, mà giữ cho dân sống thuần phác.
  43. Cho nên thân cũng không được, sơ cũng không được, lợi cũng không được, hại cũng không được, quí cũng không được, tiện cũng không được. Vì thế nên quí nhất thiên hạ.
  44. Sự cao trọng của Đạo Đức chẳng nhờ ai ban, mà Đạo Đức tự nhiên vốn đã cao trọng.
  45. Muôn vật đều tôn Đạo, quí Đức.
  46. Tin người đáng tin mà tin cả người không đáng tin, nhờ vậy mà mọi người đều hoá ra đáng tin.
  47. Điều người xưa dạy, nay ta cũng dạy: Dùng bạo lực sẽ chết. Đó là lời của thầy ta.
  48. Giỏi giang là hào nhoáng của Đạo và là đầu mối của sự ngu si. Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mỏng mảnh, ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nhoáng. Thế tức là bỏ cái kia (hào nhoáng, mỏng mảnh) mà giữ cái này (dày dặn, thực chất).
  49. Người có đức nhân cao thì do lòng thành mà làm điều nhân, làm không nhắm một mục đích gì; người có lòng nghĩa cao thì làm điều nghĩa mà có ý làm (có sự so sánh điều nên làm với điều không nên làm).
  50. Lời chân thành không hoa mỹ. Lời hoa mỹ không chân thành.

(Sưu tập)

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.